Trong thời đại 4.0, khi các ứng dụng mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ và xuất hiện phổ biến ở hầu hết các quốc gia, thì nhờ vào đó mà con người có thể thỏa sức thể hiện và khoe mẽ về bản thân. Thậm chí, có người còn “sống áo” đến mức luôn tự cho mình là “số 1”, không ai sánh bằng, thích trở thành “trung tâm của vũ trụ” và muốn mọi người phải công nhận, ái mộ mình. Cho nên, họ thường được gọi là Narcissist. Vậy bạn có biết narcissist là gì không?
Narcissist là gì? Theo như định nghĩa trong từ điển Oxford, Narcissist (có nghĩa là người ái kỷ) là một thuật ngữ dùng để chỉ về những người tự đề cao và ngưỡng mộ thái quá hình dáng, dung mạo bên ngoài của mình. Họ rất thích phô trương và khuếch đại hình ảnh bản thân với mong muốn nhận được lời ca tụng, mến mộ. Đồng thời, người ái kỷ có tính cách khá độc đoán, sẵn sàng đánh đổi lợi ích của người khác chỉ vì mưu cầu cá nhân.
Narcissist Là Gì?
Thực trạng hiện nay cho thấy, phần lớn mọi người trong xã hội đang có xu hướng trở thành “Narcissist” nhưng không hề hay biết, nhất là ở giới trẻ. Bởi lẽ, họ không tự nhận thức được chính những hành vi, cử chỉ, giọng điệu “khua môi múa mép” dần khiến họ quên đi giá trị thật của mình nằm ở đâu, nên trong đầu luôn hình thành suy nghĩ coi thường người khác.
Vậy Narcissist là gì? Dựa theo từ điển Oxford, Narcissist có nghĩa là người ái kỷ. Đây là một thuật ngữ dùng để nói đến những người quá đề cao và tự tin thái quá ngoại hình, vẻ bề ngoài của mình. Cùng với đó, họ rất thích phô trương và phóng đại hình ảnh bản thân với khát vọng nhận được sự khen ngợi, ca tụng và ái mộ từ mọi người, bởi họ muốn trở thành trung tâm của sự chú ý. Đồng thời, người ái kỷ có tính cách ích kỷ, độc đoán, sẵn sàng vì mưu cầu cá nhân mà hy sinh lợi ích của người khác.

Ngoài ra, trong ngành tâm lý học, “ái kỷ” còn được xem là một chứng bệnh có tên gọi là rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD). Người mắc căn bệnh này sẽ xuất hiện các triệu chứng như không ngừng ảo tượng về những thành tựu vĩ mô, vượt xa khả năng hiện có. Thường tỏ ra nghi ngờ và đánh giá thấp thành quả, tài năng của người khác. Họ cho rằng mình là người kiệt xuất, giỏi giang, nên chỉ phù hợp tiếp xúc với những người cùng đẳng cấp, tài giỏi như họ.
Hơn nữa, người ái kỷ có lòng tự trọng và “cái tôi” cực kỳ cao. Nhưng họ lại sở hữu một tâm hồn vô cùng mong manh, yếu đuối và nhạy cảm. Do đó, họ luôn để tâm đến suy nghĩ, đánh giá của người khác về mình. Họ không muốn bị một ai đưa ra lời chỉ trích, phán xét hay ý kiến tiêu cực. Vì điều này có thể khiến cho họ cảm thấy mặc cảm, tự ti, “giận quá hóa thẹn” và trở nên tức giận, không tiếc lời đáp trả nhằm bảo vệ chính mình.
Dựa vào đâu để nhận biết một người ái kỷ?
Sau khi đã tìm hiểu qua khái niệm và các đặc điểm đặc trưng của người mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ, chắc hẳn nhiều bạn đã phần nào nhận diện ra được dạng người này trong các mối quan hệ xung quanh mình rồi chứ. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về việc mình có đang kết giao với Narcissist hay không, thì có thể dựa vào 8 dấu hiệu nhận biết Narcissist như sau:
Không thành thật về bản thân
Do thích sống trong sự “hư danh”, muốn được mọi người chú ý, quan tâm, trao lời tán thưởng, biểu dương và xem trọng, nên người ái kỷ không ngại xây dựng cho mình một hình ảnh mới, khác biệt hoàn toàn so với bản chất con người thật của họ. Mỗi khi đối diện với ai đó hay hoạt động tương tác trên mạng xã hội, thì họ lại khoác lên “hình ảnh giả tạo” này nhằm “lừa mình dối người”. Và đây cũng là tình trạng mà các bạn trẻ thời nay đang mắc phải và không ngừng “sa lầy” vào nó.

Narcissist không có khái niệm đồng cảm với người khác
Nói đúng hơn là trong thâm tâm, ý thức của người ái kỷ không tồn tại sự thấu hiểu, đồng cảm. Họ chỉ biết xem trọng cảm xúc bản thân, luôn bày ra bộ dáng khinh thường, thờ ơ, lãnh cảm và không bao giờ biết đặt mình vào vị trí của người khác. Họ cũng không cần biết điều họ làm có đang vô tình hay cố ý khiến cho đối phương bị tổn thương hay không.
Khao khát nhận được sự mến mộ
Đây cũng chính là một trong các đặc điểm dễ nhận biết nhất về người ái kỷ. Narcissist có thể tự biên, tự diễn ra những “thành tích ảo” và thổi phồng chúng khác xa so với sự thật để khỏe mẽ, “lấy le” với mọi người. Cốt yếu là họ muốn người khác phải ngước nhìn mình với cặp mắt chứa đầy sự ngưỡng mộ, tôn sùng, tán dương. Họ cũng không thích phải xếp sau hay làm nền cho một ai, nên họ cố thể hiện bản thân là người tài giỏi, xuất chúng, nhưng bản chất lại chẳng có ưu điểm gì nổi trội.

“Cái tôi” quá cao nên không biết nhận lỗi
Người ái kỷ rất nhạy cảm, tự ti về bản thân và chưa bao giờ biết hạ thấp “cái tôi” của mình. Thế nên, khi bị ai đó phê phán, chê trách khuyết điểm hay vạch trần lỗi lầm, thay vì nhận lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả, thì họ sẽ càng thêm cáu gắt, nóng giận. Kèm theo đó là những hành vi, giọng điệu mang tính công kích, đáp trả lại một cách quyết liệt, chứ tuyệt đối không biết hối lỗi và nhận sai. Chưa kể, họ có thể vì lợi ích, hình ảnh, danh tiếng mà chối bỏ sai lầm và bất chấp “tẩy trắng” bằng mọi giá.
Luôn tỏ ra khôn ngoan nhưng rất dễ bị dắt mũi
Ai không biết, chỉ nhìn vào bên ngoài liền nghĩ họ khôn ngoan, lanh lẹ, sắt bén. Nhưng thực chất, tư duy, ý thức của người ái kỷ còn rất ngây thơ, “trẻ người non dạ”, chưa đủ kinh nghiệm để nhận thức sâu xa về “thế thái nhân tình”. Bởi họ cứ thích sống trong sự ảo tưởng, mơ mộng hão huyền, tự tin thái quá vào năng lực bản thân. Không bao giờ biết lường trước mọi hậu quả, cứ làm theo những gì cảm tính mách bảo. Chính vì vậy, mà họ rất dễ bị lừa gạt và trở thành “con mồi béo bở” của những kẻ “thợ săn” lão luyện.
Không tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào
Narcissist thường có lối sống không tuân theo bất cứ nguyên tắc và chuẩn mực nào trong xã hội. Có thể nói họ là một người vô kỷ luật và không có nề nếp, kỷ cương. Không dừng lại ở đó, họ còn xâm lấn vào không gian riêng tư, đi quá giới hạn mà người khác đã đặt ra để đạt được mục đích cá nhân hoặc giành hết quyền lợi về cho mình. Chỉ cần là thứ họ thích, dù cho nó có là của ai, thì họ vẫn cố chấp tranh đoạt cho bằng được, còn không thì “phá cho hôi” chứ không muốn ai sở hữu nó.
Luôn mang trong lòng sự bất an
Chính vì thích sống dưới “lớp ngụy trang” của người tài hoa, giỏi giang, nắm nhiều thành tựu trong tay, nên người ái kỷ luôn mang trong lòng cảm giác bất an, nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sẽ có người vạch trần con người thật của mình. Do đó, họ cố gắng che đậy hết những điểm yếu, hạn chế. Hoặc kiểm soát hết thảy mọi thứ một cách chặt chẽ, chi li, cẩn thận để không làm lộ ra sơ hở, khiến cho người khác nghi ngờ.
Narcissist dễ dàng chi phối suy nghĩ của người khác
Người ái kỷ còn có một biệt tài là rất giỏi chi phối suy nghĩ, tâm trạng của người khác. Chẳng hạn như trong một tập thể đang trò chuyện, họ có thể điều hướng hay lôi kéo tâm lý của đối phương về phe mình. Hoặc đưa ra các luồng ý kiến trái ngược, không nhất quán, dẫn đến mọi người trong nhóm bất đồng quan điểm, không còn tiếng nói chung, gây mâu thuẫn, xung đột và tranh cãi quyết liệt hơn.
Không những vậy, khi muốn lợi dụng ai đó, Narcissist sẽ tìm mọi cách tiếp cận “con mồi”, tạo dựng cho mình một hình ảnh đẹp, hoàn mỹ để gây ấn tượng, xây dựng lòng tin và chiếm lấy cảm tình của đối phương. Đối với người ái kỷ, lợi ích bản thân mới là thứ quan trọng và cần đặt lên trên hàng đầu, nên họ cũng chẳng cần quan tâm có đang vi phạm đến quyền lợi của ai hay không.
Bài viết này đã giải thích đầy đủ về Narcissist là gì, cũng như dấu hiệu nhận biết người ái kỷ là như thế nào. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, những đặc điểm về Narcissist trên đây chỉ mang tính chất tương đối và không phải Narcissist nào cũng mang đến sự tiêu cực, độc hại như mọi người thường nghĩ. Vì thế, khi muốn kết luận ai đó có đúng là Narcissist hay không, thì bạn cần nhiều thời gian để quan sát và kiểm tra. Không nên vội vàng kết luật để tránh gây sứt mẻ mối quan hệ, bạn nhé!