Nếu bạn là một người thường xuyên cập nhật tin tức thời sự trên các báo đài, thì hầu như ngày nào bạn cũng sẽ nghe thấy nhiều vấn đề tiêu cực, mang lại sự đau buồn trong xã hội. Chẳng hạn như chiến tranh hạt nhân, bạo loạn, xung đột sắc tộc, khủng bố, suy thoái kinh tế, môi trường ô nhiễm,…
Qua đó, bạn có bao giờ tự hỏi làm cách nào để con người có thể giữ cho tâm không động, thích nghi và cân bằng tốt được cuộc sống trước sự biến đổi liên tục từ vạn vật xung quanh mình? Nắm bắt được tâm lý chung này, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn về chủ đề chủ nghĩa khắc kỷ là gì, với mục đích giúp bạn tìm ra được câu trả lời thỏa đáng nhất. Bạn hãy tham khảo qua nhé !
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì? Chủ nghĩa khắc kỷ (Tiếng Anh gọi là Stoicism) là một trường phái triết học lâu đời, bắt đầu xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, do một nhà triết học người Hy Lạp xứ Citium tên Zeno sáng lập. Chủ nghĩa này ra đời với sứ mệnh “tôi rèn” tinh thần của con người trở nên mạnh mẽ, vững vàng, cứng cỏi và lý trí hơn khi đứng trước áp lực đến từ “vòng xoáy cuộc đời”.
Chủ nghĩa khắc kỷ là gì?
Mặc dù nói, tại Việt Nam, chúng ta đang sống trong thời bình, nam nữ bình quyền, tự do phát triển, được tiếp cận nền giáo dục hiện đại, tiên tiến, tư duy rộng mở và dần hình thành nếp sống văn minh, “ích nước lợi nhà”. Thoạt đầu nghe qua, chắc hẳn mọi người đều nghĩ xã hội này chỉ toàn “màu hồng” tươi đẹp, ai ai cũng tốt đẹp và thiện lành.
Tuy nhiên, nếu bạn đứng trên góc nhìn tổng quan, bạn sẽ thấy được cuộc sống này luôn tồn tại nhiều điều tiêu cực, mang lại cho con người sự khốn khổ, gian truân. Nào là thiên tai, bão lũ, mất mùa, hạn hán, tai nạn giao thông, giết người cướp của, tham nhũng,… Hoặc gần đây nhất có thể kể đến như đại dịch Covid – 19 hoành hành hơn 1 năm trời, tuy nó đã đi qua nhưng vẫn để lại muôn vàn hệ lụy nghiêm trọng và mất mát lớn.
Vậy khi phải sống chung với những vấn nạn, tai họa, rủi ro tiềm ẩn này, thì đâu là giải pháp tốt nhất giúp chúng ta vẫn giữ cho mình “bản ngã”, tinh thần lạc quan, tâm trạng tích cực để sống một đời an nhiên, thảnh thơi, không “vướng bụi trần”? Đó chính là nhờ vào chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) để thay đổi “thế giới quan” của mình.
Bạn có hiểu chủ nghĩa khắc kỷ là gì không? Thực chất, đây là một trường phái triết học lâu đời, xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại vào đầu thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, do nhà triết học gia Zeno sống ở xứ Citium sáng lập ra. Và tính đến nay nó đã phát triển và tồn tại hơn 5000 năm. Stoicism được khai sinh nhằm mục đích “tôi luyện” ý chí, tinh thần con người trở nên kiên cường, dũng cảm, cứng rắn, bản lĩnh và lý trí hơn khi phải chịu sức ép bởi những áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống.

Bạn đừng lầm tưởng “khắc kỷ” ở đây là đang nói về sự nghiêm khắc, kỷ luật, khổ hạnh hay khổ cực. Ngược lại, bản chất thật của Stoicism là muốn hướng chúng ta đi đến sự hạnh phúc, thanh thản và an nhàn.
Bên cạnh đó, theo như quan điểm triết học của chủ nghĩa khắc kỷ lý giải rằng, việc con người phải gánh chịu khổ ải, buồn đau, muộn phiền, đa phần là do chọn sai góc nhìn và chưa thích ứng tốt với sự vận hành của xã hội. Đồng thời, bạn có thực sự hạnh phúc hay không đều xuất phát từ trong tư tưởng, nhận thức chứ không phải bị ảnh hưởng bởi vật chất.
Chủ nghĩa khắc kỷ đã dạy cho con người những điều gì?
Trải qua hơn hàng ngàn năm hình thành và phát triển, Stoicism luôn được đánh giá là một “kho tàng” triết lý vô giá, cực kỳ sâu sắc, không bao giờ mai một, để lại nhiều ý nghĩa quý báu cho thế hệ sau. Chỉ khi nào bạn thấm nhuần được hết mọi tư tưởng có trong chủ nghĩa này, bạn mới hiểu được giá trị thực của cuộc sống này là như thế nào, giúp cho tâm trí bạn như được thức tỉnh và đem lại tâm hồn nhẹ nhàng, thanh tịnh.
Ngăn chặn hình thành tâm lý tiêu cực
Khoa học tâm lý hiện đại đã chứng minh chủ nghĩa khắc kỷ là hoàn toàn sát với thực tế. Cũng như khẳng định hành vi của con người hầu hết đều bị chi phối bởi cảm xúc. Điển hình như việc một nhóm người đang phải sống trong hoàn cảnh cùng cực, gian khổ, thì ý thức, tâm trạng và cách nhìn nhận ở mỗi người là khác nhau, không ai giống ai cả.
Ví dụ đơn giản cho bạn dễ hiểu hơn: Có hai người bạn thân học cùng lớp, khi đánh giá xếp hạng cuối năm cả hai đều bị rớt hạng. Một bạn thì rơi vào trạng thái buồn rầu, ủ dột, thất vọng, không ngừng tự trách, mặc cảm về bản thân. Thế nhưng, bạn còn lại thì biết nhìn ra khuyết điểm của mình và tự tạo động lực tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hơn nữa để cải thiện tư duy, trình độ. Bởi bạn ấy nhận thức được nỗi buồn không phải là cách tốt nhất giúp giải quyết vấn đề.
Qua đó, bạn có thể rút ra được một điều, nếu chúng ta luôn biết nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, thì dù cho có bất kỳ chuyện gì xảy ra, ta vẫn còn nhiều năng lượng, ý chí để đối mặt trực diện với nó. Hơn nữa, một khi tinh thần đã được vực dậy, trở nên phấn chấn, lạc quan, sẽ góp phần giúp bạn tìm ra hướng đi và giải pháp tốt nhất cho bản thân.
Học cách “nới lỏng” mọi hành vi
Trên thực tế, chúng ta luôn có xu hướng kiểm soát hết mọi hành vi theo mong muốn bản thân, để lúc nào cũng phải đạt được kết quả tốt nhất. Cho nên, chỉ cần ai đó làm trái ý, không tuân theo nguyên tắc đã được đặt ra, liền khiến chúng ta cảm thấy bực bội, khó chịu và muốn phát điên lên. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn là một người cuồng kiểm soát. Bạn hãy luôn ghi nhớ một điều, trong cuộc sống này, không có gì là hoàn hảo tuyệt đối cả, đã là con người thì ai cũng có hạn chế và sai lầm.
Do đó, việc bạn quá chi li, soi xét kỹ lượng từng chút một, chỉ càng khiến cho bạn thêm nặng đầu, áp lực và căng thẳng hơn thôi. Hãy học cách buông bỏ bớt, “nới lỏng” bản thân để tâm hồn thêm nhẹ nhàng, thoải mái bằng một vài biện pháp sau đây:
– Đừng ép bản thân phải trở thành người hoàn hảo nhất
Khi bạn quá cầu toàn về mọi thứ với mong muốn trở thành người hoàn hảo nhất trong mắt người khác, và cũng không thích ai đó làm trái ý mình, thì điều này chỉ càng làm cho bạn dần bị “lạc loài” và mất đi các mối quan hệ xung quanh. Thay vì như vậy, bạn cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên, cân bằng lại cảm xúc, suy nghĩ thoáng hơn và không nên cố chấp.
– “Thả lỏng” tâm trí
Theo Stoicism, nếu bạn muốn có được sự yên bình, an nhàn, vô tư trong cuộc sống, thì trước tiên bạn cần phải kiểm soát tốt sự lo lắng trong tâm trí. Bạn không nên suy nghĩ viển vông, tự mình dọa mình bởi những thứ mà ngay cả bạn cũng không biết chúng sẽ như thế nào trong tương lai.
Có thể, lúc đầu bạn sẽ mất khá nhiều thời gian và gặp khó khăn trong quá trình điều tiết nỗi lo âu, sự sợ hãi. Do đó, nếu bạn muốn sớm đạt được sự thành công như mong đợi, thì bạn nên tập luyện các bài thiền hoặc yoga. Hai bộ môn này vừa giúp cho bạn rèn luyện cơ thể, mang lại sức khoẻ dẻo dai, vừa tịnh tâm, cải thiện rất tốt tinh thần.
– Tập thích nghi
Có một câu nói rất hay, mang đậm tính nhân văn là “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống”. Hiểu rộng ra thì câu nói này có nghĩa là không một ai có thể được lựa những điều sẽ xảy ra trong cuộc đời mình cả. Bởi lẽ, bản chất, nguồn gốc nó đã là như vậy rồi, nên không phải cái gì chúng ta muốn cũng đều thay đổi được.
Vì thế, thay vì suốt ngày cứ than phiền, đổ lỗi, trách móc về những thứ bạn cảm thấy không hài lòng, thỏa mãn, thì bạn nên học cách chấp nhận và thích ứng với nó. Điều này, sẽ giúp cho bạn giữ được tâm hồn an yên, tâm trí bình thản và tạo ra được nhiều cơ hội để vượt lên nghịch cảnh.
Stoicism mang lại sự hạnh phúc
Ý nghĩa của hạnh phúc vốn dĩ rất mộc mạc và bình dị, không nhất thiết phải cầu kỳ, xa hoa và đặt nặng vật chất. Thế nhưng, vì sự mưu cầu về cuộc sống ấm no, ăn sung mặc sướng, đã dần cuốn chúng ta vào cuộc sống “kim tiền” và quên mất rằng hạnh phúc chính là “gia đình”. Bạn hãy nhớ lại xem, có phải những lúc ta gặp khó khăn, ốm đau hay bệnh tật, thì chỉ có cha mẹ mới ở cạnh bên chăm sóc và lo lắng nhất không.

Thế nên, khi bạn đã ngộ ra được chân lý của chủ nghĩa khắc kỷ, bạn sẽ nhận thấy, hạnh phúc đơn giản là khoảnh khắc vui vẻ, sum vầy, tiếng cười nói rôm rả trong gia đình. Hay cha mẹ, ông bà, con cái khỏe mạnh mới là điều khiến ta an tâm và mãn nguyện nhất. Vì vậy, bạn không nên lãng phí thời gian quý báu vào những thứ vô bổ. Thay vào đó, hãy dành sự quan tâm, đối đãi tốt với người thân trong nhà. Cuộc đời rất ngắn ngủi, nên cứ sống tốt, sống tử tế với nhau khi còn có thế nhé.
Đổi mới góc nhìn về sự mất mát
Từ trước cho đến này, ít nhiều gì chúng ta cũng từng đánh mất thứ gì đó liên quan đến vật chất hay tinh thần. Và tất nhiên cảm xúc ban đầu không thể tránh khỏi là sự buồn rầu và đau khổ có thể theo chúng ta tạm thời hoặc kéo dài mãi mãi. Tuy nhiên, nếu trong bạn đã hình thành nên lối tư duy, nhận thức khắc kỷ, bạn sẽ nhận ra rằng trạng thái rầu rĩ, chán nản, buồn bực chẳng đem lại lợi ích gì, thậm chí nó còn khiến bạn suy nghĩ tiêu cực, cực đoan hơn.

Vì vậy, biện pháp tốt nhất là bạn hãy tập cách quên đi, không nên nhắc lại những chuyện cũ đã qua. Hãy thay đổi cách nghĩ, góc nhìn, hướng bản thân đến những điều tốt đẹp, mang lại sự tích cực, năng lượng sống cho mình. Luôn nhớ “sau cơn mưa trời lại sáng”, chỉ cần bạn không từ bỏ, không ngừng cố gắng, kiên định quyết tâm tới cùng, thì chắc chắn cơ hội sẽ luôn rộng mở và đến với bạn.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, các bạn đọc đã hiểu rõ về chủ nghĩa khắc kỹ là gì và ý nghĩa của Stoicism đối với cuộc đời mỗi người là như thế nào. Để từ đó, có thể giúp bạn thay đổi tư duy, biết yêu thương chính mình và trân trọng cuộc sống nhiều hơn.